Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

* TIN GIÁO DỤC

           Sáng nay 16/8 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thí điểm đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo cho giáo viên, giảng viên các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tới dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ cùng đông đảo giáo viên các nhà trường ( Báo Giáo dục và Thời đại online).
         
          Vâng, tham nhũng đang phát triển mạnh, nên cần phải giáo dục từ lứa tuổi học sinh, nhưng đây mới là chương trình thí điểm  và nội dung này được dạy dưới dạng tích hợp vào các môn học khác. Không biết sau đây các môn học còn phải  tích hợp thêm các nội dung nào nữa ? Ví dụ nội dung "Phòng, chống diễn biến hòa bình " chẳng hạn...
        Cũng vẫn báo ngành cho biết: "Hôm nay (16/8), Vụ GD Tiểu học – Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục UNET tổ chức chương trình hội thảo, tập huấn giáo dục kỹ năng sống và hướng dẫn tham dự “Festival – Khoa học sống động trong mắt em” tới các đại biểu thuộc Sở GD&ĐT 63 tỉnh thành trong cả nước.

Hội thảo
Hội thảo tập huấn giáo dục kỹ năng sống và hướng dẫn tham dự “Festival – Khoa học sống động trong mắt em” ngày 16/8. Ảnh: gdtd.vn
          " Được biết, dự án Skycare “Khoa học sống động trong mắt em” đã được triển khai thành công tại 24 tỉnh thành trên cả nước, thu được một số kết quả nhất định với những phản hồi tích cực từ phía các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đây là một bộ giáo trình bằng hình ảnh sinh động và lý thú kích thích sự ham thích của trẻ đối với các môn khoa học tự nhiên xã hội một cách tự nhiên nhất và từ đó khơi gợi khát khao khám phá khoa học của trẻ. Giáo trình Skycare hiện đã được Bộ GD&ĐT đồng ý cho phép triển khai đại trà bắt đầu từ năm học 2011 – 2012".

             Vâng, tin này chỉ đưa mà không bình, xin ý kiến phản hồi của các bạn.

        Bốn nhiệm vụ này được Báo Giáo dục và Thời đại online tóm tắt như sau: " Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Đó là 4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX và GDCN năm học 2011 – 2012 Bộ GD&ĐT vừa công bố ".

          Mình nghe thấy quen quen. Còn các bạn thì sao ?



Ngày khai trường. Nguồn Báo GD&TĐ



4.Những Nguyễn Ngọc Ký thời nay
          Bài viết trên VTC  của tác giả Khởi Nguyên nói về những học sinh cụt tay vượt lên số phận, có cả ta, tây, tàu. Các em viết bằng chân, bằng miệng nhưng chữ rất đẹp. Xin trích giới thiệu gương 01 trong 4 em mà bài báo đã đề cập : " Em Lê Thị Thắm (thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) không còn xa lạ với người dân địa phương với nghị lực vượt khó của mình. Bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam nên từ khi sinh ra, Thắm đã không có đôi tay lành lặn như bao đứa trẻ khác. Nhưng cô bé vẫn luôn khát khao được cắp sách tới trường. 

Những học trò cụt tay vượt lên số phận
Thắm sửa dụng bút bằng chân một cách thành thục 

            Cô bé bắt đầu ngồi lì trên trên giường cặm cụi nắn nót từng chữ, lúc mệt quá lại lăn ra ngủ. Do quặp bút nhiều, hai ngón chân trái Thắm tê cứng, phồng rộp. Khi học viết băng chân, em bị phấn ăn vào kẽ chân khiến chân bị loét da, tứa máu. Nhưng bù lại, Thắm tiếp thu rất nhanh và thành thạo viết chữ trong một thời gian ngắn.

Những học trò cụt tay vượt lên số phận
 Bức tranh, bài viết chính tả rất đẹp của Thắm
Những học trò cụt tay vượt lên số phận


            Bước vào năm học mới, Thắm đến trường trong sự ngạc nhiên, ái ngại của bạn bè và thầy cô. Trong các buổi học, Thắm tích cực xung phong lên bảng, lấy chân phải làm trụ đứng, chân trái vắt ngược lên đầu, kẹp phấn viết lên bảng. 7 năm học qua, em chưa từng nghỉ một buổi học nào.

            Nhờ luyện tập bền bỉ, Thắm viết chữ rất đẹp và luôn đạt giải cao trong các cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường, huyện, tỉnh tổ chức. Suốt 7 năm học, em luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập."



        Thật đáng khâm phục biết bao, những Nguyễn Ngọc Ký thời nay ! Mong sao các em có một tương lai  tốt đẹp xứng đáng với ý chí và nỗ lực phi thường của mình.


5.Dạy con bằng... tối hậu thư
      Bài đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong đõ có đoạn: " Vì muốn đưa con vào khuôn phép, nhiều cha mẹ chọn biện pháp cứng rắn để quản thúc con, khiến đứa trẻ luôn cảm thấy áp lực nặng nề khi không được cha mẹ chia sẻ những suy nghĩ, những mong muốn của bản thân.


Sáng nào thức dậy, “bữa điểm tâm” của H. là mảnh giấy được mẹ gắn sẵn trước cửa phòng với những câu mệnh lệnh: “Nhớ làm 5 bài toán nâng cao”, “Anh văn học thuộc 20 từ mới”, “Đi học về đúng giờ” v.v.. Nếu H. không làm tốt thì sẽ phải chịu trận với những lời ca thán và kết tội của mẹ. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, mẹ đều can thiệp và bắt H. phải làm theo ý mẹ, nếu cãi lại thì thế nào cũng có một màn tra vấn tại sao “trứng mà đòi khôn hơn vịt”!
                
          Vâng, đây là một kiểu giáo dục quân phiệt, nhồi sọ, bất chấp cả quy luật tâm sinh lý lứa tuổi của các ông bố, bà mẹ bắt con mình phải biến thành " thần đồng", "thần vàng". Buồn thay và thương thay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét