Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

* TIN GIÁO DỤC

Bộ GD-ĐT: Không ép buộc HS đóng góp dưới danh nghĩa tự nguyện
(Dân trí) - Để tăng cường công tác quản lý thu, chi, chấm dứt tình trạng lạm thu dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Theo đó, các cơ sở giáo dục phải tổ chức thu, quản lý và thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán các khoản đóng góp tự nguyện theo đúng qui định của pháp luật; không tùy tiện lập các quỹ để ép buộc học sinh đóng góp dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu, tất cả các cơ sở giáo dục đều phải thực hiện công khai mức học phí. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu học phí mới kịp thời để các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc các qui định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo đúng đối tượng đã quy định.
Đối với những khoản thu để mua sắm phục vụ trực tiếp cho học sinh học tập, sinh hoạt như áo quần đồng phục, quần áo thể dục - thể thao, phù hiệu học sinh, vở học tập mang tên trường...: các cơ sở giáo dục cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với phụ huynh học sinh, phụ huynh học sinh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thực hiện thích hợp.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đối với những khoản đóng góp được thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như: tiền ăn, tiền chăm sóc bán trú, tiền nước uống... yêu cầu nhà trường phải thỏa thuận với phụ huynh học sinh về chủ trương, công khai mức thu, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi.
Các trường vận động phụ huynh học sinh tham gia bảo hiểm y tế cho con em mình theo đúng qui định của Luật Bảo hiểm y tế; Cần giải thích rõ nội dung và tính chất tự nguyện để phụ huynh không hiểu lầm khi mua các loại bảo hiểm thương mại.
Mức thu phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do cuộc họp đầu năm học của cha mẹ học sinh quyết định, không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Việc chi tiêu phải được lập kế hoạch và được thông qua trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học và công khai kết quả sử dụng tại cuộc họp cuối học kỳ, cuối năm học.
Khuyến khích đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hỗ trợ cơ sở vật chất nhà trường. Việc quản lý, sử dụng các khoản đóng góp này cần đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu nêu trong công văn hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở GD-ĐT

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Chuẩn bi hội thi

Tiết mục của Trường TH Yến Mao đạt giải ba cấp huyện

NĂM HỌC MỚI CẮT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM TẢI


TT - Chương trình của tất cả các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đều điều chỉnh lược bớt kiến thức.
Theo dự thảo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, bậc tiểu học có 360 điểm được điều chỉnh. Trong ảnh: một tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 3/2 Trường tiểu học Trần Bình Trọng, TP.HCM - Ảnh: N.Hùng
Sau nhiều ý kiến của các nhà khoa học, nhà giáo dục cho rằng chương trình - sách giáo khoa (SGK) phổ thông hiện nay quá nặng, năm học 2011-2012, với mục đích khắc phục những bất cập và giảm tải cho học sinh, Bộ GD-ĐT đã biên soạn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của cấp tiểu học, THCS, THPT.
Dự thảo tài liệu trên được xây dựng căn cứ vào kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kỳ về chương trình - SGK phổ thông và kết quả trưng cầu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức, cá nhân qua phương tiện thông tin đại chúng.
Hiện dự thảo đang được chuyển cho các nhà trường để nghiên cứu, tiếp tục góp ý nhằm hoàn chỉnh hướng dẫn.
Lược bớt kiến thức
Theo dự thảo của hướng dẫn trên, nhiều nội dung kiến thức trong chương trình sẽ được giảm bớt, không dạy hoặc giảm bớt yêu cầu đối với học sinh trong các câu hỏi, bài tập, điều chỉnh một số nội dung dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh của từng vùng miền khác nhau.
Cụ thể ở bậc tiểu học, có trên 360 điểm được điều chỉnh ở các môn học toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử - địa lý, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục.
Riêng môn tiếng Việt có nội dung cần điều chỉnh nhiều nhất với trên 80 điểm điều chỉnh. Ở chương trình - SGK lớp 4 có tám bài không dạy, lớp 5 có 18 bài không dạy, nhiều nội dung các bài khác được lược bớt, điều chỉnh câu hỏi quá khó, giảm số bài tập bắt buộc đối với học sinh.
Theo ông Lê Tiến Thành - vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học Bộ GD-ĐT, hầu hết các môn học đều có các phần lược bớt kiến thức, giảm bớt yêu cầu, số lượng bài tập. Ví dụ môn lịch sử - địa lý sẽ không yêu cầu học sinh tường thuật diễn biến sự kiện lịch sử mà chỉ kể lại sự kiện theo cách hiểu của học sinh, không yêu cầu học sinh thuộc lòng hệ thống kiến thức mà chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm tiêu biểu.
Môn đạo đức cũng sẽ lược đi, hoặc không bắt buộc thực hiện những yêu cầu không phù hợp với điều kiện của học sinh (như xây dựng tiểu phẩm, sưu tầm tài liệu). Ở môn thể dục, giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh việc dạy học phù hợp với điều kiện, trình độ, thể lực học sinh...
Ở bậc THCS, Bộ GD-ĐT cũng điều chỉnh ở 13 môn học, trong đó môn ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp... Có nhiều bài, phần trong các bài được cắt bớt không dạy. Một số nội dung quá khó, trùng lặp, không gần gũi và không cần thiết với học sinh, không phù hợp với thực tế cũng được điều chỉnh.
Ví dụ môn văn ở bậc THCS sẽ có gần 20 bài được chuyển sang phần “đọc thêm”, bốn bài không dạy, nhiều phần kiến thức, yêu cầu đối với học sinh được giảm bớt. Tương tự, môn lịch sử có 20 bài không dạy và chuyển sang đọc thêm, nhiều bài khác giảm bớt yêu cầu, kiến thức. Các môn học khác đều có đến hàng chục bài sẽ giảm bớt kiến thức, điều chỉnh yêu cầu đối với học sinh. Đ
ặc biệt, các môn giáo dục công dân, công nghệ sẽ điều chỉnh theo hướng cung cấp kiến thức gần gũi với học sinh, môn công nghệ hướng dẫn giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với học sinh nông thôn và thành thị.
Bậc THPT cũng điều chỉnh theo hướng lược bớt, giảm nhẹ yêu cầu ở hầu hết các môn học. Nhiều phần kiến thức được chuyển sang phần đọc thêm, hoặc giáo viên giới thiệu cho học sinh tham khảo.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, ngoài việc điều chỉnh để nội dung kiến thức gần gũi, phù hợp với học sinh hơn, sẽ có thêm thời gian cho thầy trò rèn luyện kỹ năng, thực hành thí nghiệm. Một điều quan trọng nữa là thêm thời gian cho thầy cô giáo nghiên cứu, áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục khó khăn, do thiếu thời gian, do áp lực “chạy hết chương trình” trước đây đã khiến nhiều giáo viên xao nhãng.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc dạy lồng ghép, tích hợp hoặc đưa vào chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp những nội dung cần thiết đối với học sinh phổ thông nhằm thực hiện giáo dục toàn diện. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến việc giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh, phòng chống bạo lực và tệ nạn xã hội trong nhà trường, cung cấp kiến thức pháp luật cần thiết.
Không kiểm tra phần lược bỏ
Trong dự thảo, Bộ GD-ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những phần kiến thức không yêu cầu học sinh phải ghi nhớ, các nhà trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kỳ kiểm tra học kỳ, cuối năm, kỳ thi tốt nghiệp...
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trong năm học 2011-2012, đây là một trong những việc Bộ GD-ĐT mong muốn phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình - SGK phổ thông vào năm 2015.
Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ về dự thảo trên và lộ trình thực hiện việc điều chỉnh, giảm tải các môn học, ông Hiển cho biết trong khoảng một tuần nữa tài liệu này sẽ ban hành chính thức sau khi hoàn thiện trên cơ sở các góp ý mới. Tài liệu sẽ được in và chuyển đến từng giáo viên các bộ môn của các bậc học để thực hiện ngay trong học kỳ 1 năm học 2011-2012.
Như vậy, giáo viên sẽ dựa vào chương trình - SGK và tài liệu trên để thiết kế nội dung giảng dạy. Căn cứ vào khung phân phối chương trình của môn học, các sở GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường và giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình để phù hợp với nội dung đã được điều chỉnh.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Cánh hoa nhỏ- niềm vui lớn

* TIN GIÁO DỤC

           Sáng nay 16/8 tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai thí điểm đề án 137 đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo cho giáo viên, giảng viên các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học. Tới dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ cùng đông đảo giáo viên các nhà trường ( Báo Giáo dục và Thời đại online).
         
          Vâng, tham nhũng đang phát triển mạnh, nên cần phải giáo dục từ lứa tuổi học sinh, nhưng đây mới là chương trình thí điểm  và nội dung này được dạy dưới dạng tích hợp vào các môn học khác. Không biết sau đây các môn học còn phải  tích hợp thêm các nội dung nào nữa ? Ví dụ nội dung "Phòng, chống diễn biến hòa bình " chẳng hạn...
        Cũng vẫn báo ngành cho biết: "Hôm nay (16/8), Vụ GD Tiểu học – Bộ GD&ĐT phối hợp cùng Tập đoàn Giáo dục UNET tổ chức chương trình hội thảo, tập huấn giáo dục kỹ năng sống và hướng dẫn tham dự “Festival – Khoa học sống động trong mắt em” tới các đại biểu thuộc Sở GD&ĐT 63 tỉnh thành trong cả nước.

Hội thảo
Hội thảo tập huấn giáo dục kỹ năng sống và hướng dẫn tham dự “Festival – Khoa học sống động trong mắt em” ngày 16/8. Ảnh: gdtd.vn
          " Được biết, dự án Skycare “Khoa học sống động trong mắt em” đã được triển khai thành công tại 24 tỉnh thành trên cả nước, thu được một số kết quả nhất định với những phản hồi tích cực từ phía các em học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Đây là một bộ giáo trình bằng hình ảnh sinh động và lý thú kích thích sự ham thích của trẻ đối với các môn khoa học tự nhiên xã hội một cách tự nhiên nhất và từ đó khơi gợi khát khao khám phá khoa học của trẻ. Giáo trình Skycare hiện đã được Bộ GD&ĐT đồng ý cho phép triển khai đại trà bắt đầu từ năm học 2011 – 2012".

             Vâng, tin này chỉ đưa mà không bình, xin ý kiến phản hồi của các bạn.

        Bốn nhiệm vụ này được Báo Giáo dục và Thời đại online tóm tắt như sau: " Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Đó là 4 nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX và GDCN năm học 2011 – 2012 Bộ GD&ĐT vừa công bố ".

          Mình nghe thấy quen quen. Còn các bạn thì sao ?



Ngày khai trường. Nguồn Báo GD&TĐ



4.Những Nguyễn Ngọc Ký thời nay
          Bài viết trên VTC  của tác giả Khởi Nguyên nói về những học sinh cụt tay vượt lên số phận, có cả ta, tây, tàu. Các em viết bằng chân, bằng miệng nhưng chữ rất đẹp. Xin trích giới thiệu gương 01 trong 4 em mà bài báo đã đề cập : " Em Lê Thị Thắm (thôn Đoàn Kết, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) không còn xa lạ với người dân địa phương với nghị lực vượt khó của mình. Bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam nên từ khi sinh ra, Thắm đã không có đôi tay lành lặn như bao đứa trẻ khác. Nhưng cô bé vẫn luôn khát khao được cắp sách tới trường. 

Những học trò cụt tay vượt lên số phận
Thắm sửa dụng bút bằng chân một cách thành thục 

            Cô bé bắt đầu ngồi lì trên trên giường cặm cụi nắn nót từng chữ, lúc mệt quá lại lăn ra ngủ. Do quặp bút nhiều, hai ngón chân trái Thắm tê cứng, phồng rộp. Khi học viết băng chân, em bị phấn ăn vào kẽ chân khiến chân bị loét da, tứa máu. Nhưng bù lại, Thắm tiếp thu rất nhanh và thành thạo viết chữ trong một thời gian ngắn.

Những học trò cụt tay vượt lên số phận
 Bức tranh, bài viết chính tả rất đẹp của Thắm
Những học trò cụt tay vượt lên số phận


            Bước vào năm học mới, Thắm đến trường trong sự ngạc nhiên, ái ngại của bạn bè và thầy cô. Trong các buổi học, Thắm tích cực xung phong lên bảng, lấy chân phải làm trụ đứng, chân trái vắt ngược lên đầu, kẹp phấn viết lên bảng. 7 năm học qua, em chưa từng nghỉ một buổi học nào.

            Nhờ luyện tập bền bỉ, Thắm viết chữ rất đẹp và luôn đạt giải cao trong các cuộc thi vở sạch chữ đẹp của trường, huyện, tỉnh tổ chức. Suốt 7 năm học, em luôn dẫn đầu lớp về thành tích học tập."



        Thật đáng khâm phục biết bao, những Nguyễn Ngọc Ký thời nay ! Mong sao các em có một tương lai  tốt đẹp xứng đáng với ý chí và nỗ lực phi thường của mình.


5.Dạy con bằng... tối hậu thư
      Bài đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong đõ có đoạn: " Vì muốn đưa con vào khuôn phép, nhiều cha mẹ chọn biện pháp cứng rắn để quản thúc con, khiến đứa trẻ luôn cảm thấy áp lực nặng nề khi không được cha mẹ chia sẻ những suy nghĩ, những mong muốn của bản thân.


Sáng nào thức dậy, “bữa điểm tâm” của H. là mảnh giấy được mẹ gắn sẵn trước cửa phòng với những câu mệnh lệnh: “Nhớ làm 5 bài toán nâng cao”, “Anh văn học thuộc 20 từ mới”, “Đi học về đúng giờ” v.v.. Nếu H. không làm tốt thì sẽ phải chịu trận với những lời ca thán và kết tội của mẹ. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, mẹ đều can thiệp và bắt H. phải làm theo ý mẹ, nếu cãi lại thì thế nào cũng có một màn tra vấn tại sao “trứng mà đòi khôn hơn vịt”!
                
          Vâng, đây là một kiểu giáo dục quân phiệt, nhồi sọ, bất chấp cả quy luật tâm sinh lý lứa tuổi của các ông bố, bà mẹ bắt con mình phải biến thành " thần đồng", "thần vàng". Buồn thay và thương thay!

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

SUY NGẪM VỀ: CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA


CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA?

Nhà văn: Thùy Linh ( buudoan.blogspot.com)
Nhà văn Thùy Linh
         Đôi lời : Mình từng đọc Nhà văn Thùy Linh từ những năm 90 của thế kỉ trước. Lúc đó, mình đang học cấp 2, được đọc truyện ngắn "Mặt trời bé con của tôi" rất xúc động của bà in trong sách giáo khoa Văn học. Theo mình biết, hiện nay, Nhà văn Thùy Linh đang công tác tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình thuộc Đài Truyền hình Việt Nam. Gần đây, mình lại thấy rất xúc động khi đọc các bài viết trên blog của Nhà văn, từ bài "Sexy tất cả ...trừ lòng yêu nước". Mình đã gửi phản hồi với các bài viết mình tâm đắc và hôm nay, xin phép Nhà văn được copy bài này từ blog của bà về Sơn-Thi-Thư blog và trân trọng giới thiệu với bạn bè, bạn đọc của blog (chữ màu đỏ trong bài là lời bình của Nhà văn  Thùy Linh- các bạn muốn xem bài gốc, xin mời bấm vào dòng chữ buudoan.blogspot.com cạnh tên tác giả ở đầu bài). 



     Lâu rồi mình ít lướt báo “lối cũ ai về” mà lướt các báo mạng “đường lớn ta đi”. Mình không nghĩ có lề trái, lề phải gì cả. Đã đi thì cứ Cái quan mà lượn cho nhanh, đỡ va chạm, đi đứng cho đàng hoàng.

      Mình trích lại vài báo để biết thứ không khí chúng ta đang hít thở có ISO nào, không gian sống đóng dấu ISO ra sao trong thang bậc Nhân loại và có lời bàn chút xíu:
       1. Lãnh thổ & đối ngoại:
      -Hôm 2/8, Tân hoa xã đưa tin từ ngày 13/6 đến ngày 30/7/2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Tan Bao Hao tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa (bản tin của Tân hoa xã gọi là "Tây Sa") đến phía Bắc quần đảo Trường Sa (bản tin của Tân hoa xã gọi là "Nam Sa"). Người phát ngôn Bộ ngọai giao Phương Nga nói: “Phản đối các hoạt động của phía Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”. 
           TL: Luôn luôn phản đối. Thỉnh thoảng thêm “cực lực”. Hát điệp khúc này lâu rồi mà chưa nghĩ được điệp khúc nào hay hơn? Ngẫm ra làm người Phát ngôn vừa dễ, vừa khó nhỉ? Dễ vì nói chả cần nghĩ. Khó vì phải vượt qua sự nhàm tẻ và chán chường của người nghe. Mà chả biết có thấy khó không nữa hay là “tự sướng”?
      Nhưng:
      -Trên công trường nhà máy đạm trong Cụm khí điện đạm Cà Mau đang có khoảng 1.700 lao động người Trung Quốc làm việc, trong đó có hơn 1.000 người làm việc không phép. Những công nhân này nằm trong danh sách hơn 1.700 người Trung Quốc do Công ty Cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn, Trung Quốc đưa sang Việt Nam làm việc. Trong đó có rất đông công nhân làm những công việc thủ công, đơn giản như khiêng gạch, xây hồ… với thu nhập khoảng 100 ngàn đồng mỗi người một ngày. Theo ông Tòng, có những công việc khá đơn giản không cần phải sử dụng công nhân ngoài nước. Vì vậy, lao động địa phương rất cần được ưu tiên tuyển dụng nhưng đơn vị thi công đã tuyển nhiều người Trung Quốc vào làm việc tại công trình xây nhà máy đạm. Cụ thể là qua 4 lần kiểm tra các thủ tục hành chính, trong đó lần gần nhất là ngày 4/8 nhà chức trách phát hiện số lao động ngoài nước làm việc không phép lên đến trên 1.000 người. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Thành Tươi - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - cho biết chưa nghe báo cáo có lao động Trung Quốc làm việc không phép với số lượng lớn như đã nêu. Theo ông Tươi, trước đây có phát hiện tình trạng lao động Trung Quốc làm việc ở nhà máy đạm nhưng rất ít và đã xử lý xong.
      -EVN ký hợp đồng với tổ hợp các công ty Chengda-Dec-Swepdi-Zepc ngày 5 tháng 8 để xây dựng nhà máy nói trên có công suất 1,245 MW theo hình thức “thiết kế-cung cấp-lắp đặt.” Bản tin của TTXVN nói các ngân hàng Trung Quốc sẽ cấp tín dụng 85% trong số 1.3 tỷ Mỹ kim cho dự án, phần còn lại do EVN cung cấp. Người ta không thấy nêu tên các ngân hàng nào của Trung Quốc cấp tín dụng và với lãi suất bao nhiêu, thời hạn bao lâu. Phần lớn các dự án điện, thủy điện và một số dự án lớn khác ở Việt Nam đều được trao cho các nhà thầu Trung quốc, do các ngân hàng Trung Quốc tài trợ. Báo SGTT ra ngày 17/11/2010 kêu ca “5 dự án nhiệt điện chậm trễ” đều do các nhà thầu Trung Quốc. Mùa nóng năm ngoái, Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng nên tình trạng cúp điện xảy ra tràn lan cả nước, gây thiệt hại kinh tế và xã hội nghiêm trọng. SGTT đặt dấu hỏi là: “Sự chậm trễ rất đáng lo ngại ở các công trình này đang đặt ra vấn đề: có tiếp tục để cho các nhà thầu đó tham gia vào các gói thầu tiếp theo. Các dự án điện do nhà thầu Trung quốc thực hiện đều chậm trễ từ một đến 3 năm mà báo VNMedia nói rằng có đến “1001 nguyên nhân.” VTV ngày 18/7/2011 vừa qua điểm 7 dự án thủy điện và nhiệt điện “chậm tiến độ” đều do các nhà thầu Trung Quốc. Tất cả đều là các dự án điện rất lớn từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn Ðộng, Mạo Khê. Nay thì nhà thầu Trung Quốc vẫn trúng thầu. Một trong những nguyên nhân chính, theo VTV, là nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu thấp để dành mối, trong khi những nhà thầu này đều “yếu kém về năng lực”.
         TL: Bạn nghĩ sao về chuyện này? Mà có gì phải nghĩ, lý do “như mặt trời chân lý chiếu qua tim” thế còn gì?
       2. Xã hội:
     -1/3 số thanh niên được hỏi cho biết đã gặp hiện tượng tham nhũng trong lĩnh vực y tế, cảnh sát giao thông và kinh doanh. Tuy nhiên, 40% số thanh niên được hỏi không tố cáo hành vi tham nhũng. “Điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là kẻ ngốc”, TS Đặng Cảnh Khanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thanh niên, phát biểu tại buổi hội thảo "Chia sẻ kết quả khảo sát liêm chính trong thanh niên Việt Nam". Cuộc khảo sát trên do Tổ chức “Hướng tới minh bạch và trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng” công bố ngày 8.8. Những kết quả cụ thể từ cuộc khảo sát trên với 1.022 thanh niên (từ 15 - 30 tuổi) và 524 người lớn ở 11 tỉnh thành đã khiến nhiều người phải giật mình.
       Theo đó, thanh niên Việt Nam nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của tính liêm chính nhưng cũng sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp để có lợi cho bản thân. Cụ thể, về suy nghĩ, 95% thanh niên cho rằng, tính liêm chính quan trọng hơn giàu có, nhưng về hành động có đến 40% thanh niên được hỏi nói sẵn sàng tham nhũng, hối lộ nếu mang lại lợi ích cho bản thân; 38% số thanh niên cho rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường/công ty tốt; tỉ lệ này ứng với những người lớn được hỏi là 43%. Rất nhiều người cho rằng việc tố cáo tham nhũng không có tác dụng, hoặc cho rằng “đó không phải là việc của tôi”. So sánh giữa nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao nhất và thấp nhất, các nghiên cứu viên nhận thấy phần lớn nhóm người có trình độ học vấn cao nhất tỏ ra bi quan về tác dụng của việc tố cáo, trong khi phần lớn những người có học vấn thấp nhất cho rằng đó không phải là việc của họ. Không ít thanh thanh niên không tố cáo tham nhũng là vì họ thờ ơ hoặc bi quan, cho rằng tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì. Theo TS Đặng Cảnh Khanh, điều đáng buồn và đáng báo động hiện nay là nhiều người cho rằng sự trung thực gắn liền với sự thiệt thòi, người trung thực bị coi là “kẻ ngốc”. Ông cho rằng thanh niên không có lỗi khi suy nghĩ như vậy mà trách nhiệm thuộc về xã hội, thuộc về các cơ chế tạo ra sự giả dối. “Giáo dục thanh niên rất quan trọng trong nhà trường, trên phương tiện truyền thông, nhưng bản thân xã hội, đặc biệt là người lớn phải ngăn chặn tính không trung thực. Chúng ta không thể kêu gọi thanh niên trung thực khi xã hội đầy rẫy sự thiếu trung thực, tham ô, tham nhũng”.
     Thế nên:
    -Vụ cháy ở xưởng may Tân Dân (Hải Phòng) khiến 13 người chết và 25 người bị thương nặng. Chủ xưởng may thì vào tù với cái thai 8 tháng với nỗi đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Ngọn lửa bùng lên. Tôi thấy hơn chục thanh niên trai tráng đứng nhìn, vừa cố gắng dập lửa, vừa cứu người, tôi gào lên van xin “các anh ơi cứu với...”. Họ vẫn đứng yên xem đám cháy bùng lên dữ dội chỉ cách đó hơn 20 mét. Chỉ cần họ giúp phá mảng tường phía sau bằng gạch ba-banh thì sẽ cứu được tất cả, không có ai bị chết...” - chị Bùi Thị Thêm (39 tuổi, công nhân may mắn thoát chết) nói trong nước mắt. Chị Thêm cũng chính là người đã ngăn cản hai thợ hàn tiếp tục công việc vì thấy muội hàn rơi xuống xốp lót nền, vật liệu da giầy để dưới đất. Nhưng hai thợ hàn này không hề đếm xỉa, chỉ buông một câu “không việc gì đâu!”. Chị Thêm có hai đứa cháu bị chết thảm và hai đứa cháu bị bỏng rất nặng trong vụ cháy này. Giờ đây, hễ ai hỏi chuyện, chị Thêm chỉ biết ôm mặt khóc: “Sao họ lại nhẫn tâm đến thế. Toàn người cùng làng với nhau cả...Sao họ lại không cứu giúp trong khi người ta kêu cứu thảm thiết”.
      TL: Không còn chút lòng trắc ẩn với đồng loại thì con người chỉ là con thú. Sao giờ nhiều thú sống chung giữa con người vậy nhỉ?
        3. Chính trị:
      -Quốc hội mới vừa thành lập và mới vừa có phiên họp đầu tiên thì đã có đơn kiện xem xét tư cách đại biểu QH của bà Đặng Thị Hoàng Yến với tiền sự bất hảo và cách lobby hậu trường từ trước đến này chưa có ông, bà nghị nào làm được. Ngoài ra đại biểu Châu Thi Thu Nga bị tố là khai man lý lịch có bằng tiến sỹ nhưng vẫn là Ms “Oai” trong QH như thường. Còn Chủ tịch Ủy ban Tài chính của Chính phủ cũng bị tố là bằng “đểu”. Nhưng Mr Ngoạn nói rồi: “Bằng cấp với tôi không quan trọng”.
      TL: Đúng là đơn thư tố cáo và chuyện bằng cấp mờ ám không quan trọng thật vì QH vẫn hoạt động, Nội các đã sắp đặt xong và đi vào hoạt động. Ai kiện cứ kiện.
      Bởi vậy:
      -Một loạt đơn thư khiếu kiện của dân ở báo Cựu chiến binh mãi mãi là dấu hỏi: Ai sẽ đền bù tài sản của mẹ Lịệt sỹ (Hương Khê-Hà Tĩnh); Lời khẩn cầu của thương binh-cựu chiến binh Nguyễn Thị Vàng (Kiên Giang); Lất đất của dân giao cho doanh nghiệp (Hà Tĩnh); Đền bù giải phóng mặt bằng không thỏa đáng gia đình chính sách khốn khó (Uông Bí- Quảng Ninh); Phải chăng có sự bao che cho sai phạm tại HTX may Biên Hòa (Thái Nguyên); Lách luật trong khai thác khoáng sản?...
      TL: Những khiếu kịên như thế này nhiều vô biên, chả thể kể hết. Thử điểm trong vài ngày thôi…
        4. Kinh tế:
     -Giá vàng tăng chóng mặt kéo theo biết bao chuyện hệ lụy. Người thì trúng mánh một bước lên tiên, kẻ lại thê thảm, mếu máo, tan nát cửa nhà vì vỡ nợ. Ngân hàng Nhà nước vừa cho nhập 5 tấn vàng. Quyết định nhập khẩu là liều thuốc an thần cho thị trường đang trong cơn hoảng loạn. Nhưng liều thuốc đó quả khó nuốt khi Việt Nam sẽ phải chịu lỗ hàng chục triệu đôla để nhập lại số vàng ồ ạt xuất đi dưới dạng trang sức trá hình mấy tháng trước. Và trong hàng tấn vàng nhập về này, có thể có cả những chiếc kiềng cổ, những con trâu mỹ nghệ đã được các doanh nghịêp Việt Nam xuất đi trong 7 tháng vừa qua.
        TL: Trò ảo thuật của các nhà kinh doanh, thậm chí có thể trong số họ còn được được tuyên dương là những doanh nhân làm ăn giỏi, là tấm gương điển hình “con người mới XHCN” cho các doanh nhân trẻ noi gương.
       Để rồi:
     -Giá các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng khiến đời sống công nhân ngày càng khó khăn. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là bữa ăn của công nhân ngày càng teo tóp, không đủ tái tạo sức lao động. Tính toán từng đồng trong các buổi đi chợ là giải pháp hàng đầu của công nhân với đồng lương ít ỏi. Chị Nguyễn Thị Phượng, CN Công ty Forimex, quận 9 - TPHCM chi li tứng tí trong việc lựa chọn mua gì, mua bao nhiêu...Chị Phượng tính: “Một lạng tép giá 10.000 đồng, thêm trái bầu 4.000 đồng, vậy là xong bữa tối”. Với tiền lương chưa tới 3 triệu đồng/tháng cộng với khoản thu nhập thất thường của chồng, khó khăn lắm vợ chồng chị mới sống được. Tính các khoản gồm tiền phòng trọ, điện, nước là 800.000 đồng/tháng. Để có thể dành dụm được chút ít, mỗi ngày, vợ chồng chị không xài quá 50.000 đồng cho 3 bữa ăn. Dù đang mang thai, bác sĩ khuyên nên uống sữa nhiều nhưng 2 ngày  chị mới dám uống một lần…”Ngày trước, giá cả còn dễ thở nên có thể mua thịt bò, thịt gà; còn bây giờ đó là những món ngoài thực đơn” - Chị Lê Thị Tuyết Ngân, CN Công ty Nissey (KCX Tân Thuận – TPHCM) – kể với phóng viên. Tính cả lương và các khoản tăng ca, phụ cấp khác, mỗi tháng chị Ngân có thu nhập khoảng 2,5 triệu đồng. Vì vậy chị phải luôn tính toán chi li mỗi khi đi chợ, cố gắng thu vén mức 20.000 đồng. Thèm cá lóc, chị chỉ dám mua một con nhỏ xíu nhưng cũng không dám ăn hết một lần mà để lại phân nửa cho bữa sáng hôm sau. Những CN đã có gia đình thì bữa cơm càng èo uột hơn bởi còn phải tốn thêm tiền gửi con nhà trẻ, tiền sữa...Tại khu trọ của chị Nguyễn Thị Linh (Công ty Việt Vương), mọi người gọi thịt bò, thịt gà, tôm, thịt nạc...là những món “đừng đụng đến”. Chị Linh tâm sự: “Bây giờ cái gì cũng đắt đỏ nên chỉ mong được ăn no là tốt rồi”. Khi công nhân “ngại” những món “đừng đụng đến” thì người bán hàng cũng lắc đầu ngao ngán. Anh Quân, chủ một quầy thịt ở chợ Cổng Đình, than thở: “Giờ chỉ CN có con nhỏ mới mua thịt. Trước đây, khi CN mua, tôi thường cho thêm miếng gan để giữ mối, nhưng giờ cho thêm chỉ có nước lỗ”.
         TL: Đó là công nhân còn có lương, dù là đồng lương “còi”. Những bà, những chị buôn thúng bán mủng ngày ngày kẽo kẹt đứng ở chợ tạm, chợ đuổi, hay lang thang trên đường nhặt mấy đồng bạc lẻ thì sống ra sao?
       5. Đời sống:
       -Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, dân chơi siêu xe tại Hà Nội đã có buổi gặp mặt, sau đó diễu hành xuống Quảng Ninh. Câu lạc bộ siêu xe Hà Nội với slogan "chung niềm đam mê" quy tụ khoảng 25 thành viên là những người yêu thích và có điều kiện sở hữu những chiếc siêu xe và xế hộp siêu sang. Đáng chú ý trong số đó có ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu, là thành viên chính thức kiêm cố vấn câu lạc bộ Hanoi SuperCar Club. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các chủ salon xe sang tại Hà Nội với tuổi đời còn khá trẻ. Trong đoàn siêu xe tụ hội tại Quảng Ninh, có những cái tên như Ferrari 458 Italia, Ferrari California, Audi R8, Bentley GT và Rolls-Royce Phantom. Đáng tiếc, một số mẫu xe đình đám mới xuất hiện tại Hà Nội gần đây như Lamborghini Murciélago LP640 Roadster mui trần, Ferrari F430 mui trần hay Aston Martin Rapide lại vắng mặt. Ca sĩ Tuấn Hưng, Hoàng Thùy Linh, "đả nữ" Ngô Thanh Vân, Jennifer Phạm, nhóm múa Grammy và các người mẫu cũng có mặt trong buổi họp mặt đầu tiên của câu lạc bộ siêu xe Hà Nội tại Tuần Châu, Quảng Ninh vừa qua. Jennifer Phạm xuất hiện với vai trò MC dẫn chương trình ca nhạc buổi tối. Với vai trò là MC trong chương trình ca nhạc tối 6/8 tại Quảng Ninh, Jennifer Phạm xuất hiện với trang phục trẻ trung, trên cổ còn đeo một sợi dây chuyền có mặt hình chữ H.
         Khoảng cách:
       -Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh được hãng tin AFP trích dẫn, kinh tế Việt Nam đang bị mất cân đối ở nhiều mặt: lạm phát tăng vọt, thâm thủng mậu dịch ngày càng lớn, thâm hụt ngân sách và cán cân vãng lai ở mức cao, đầu tư công thiếu hiệu quả và nợ nước ngoài gia tăng. Cũng theo ông Lê Đăng Doanh, nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa đang bên bờ phá sản. Lạm phát ở Việt Nam trong tháng 7 đã lên tới 22% so với cùng kỳ năm ngoái, thuộc loại cao nhất thế giới hiện nay. Vật giá leo thang, đời sống dân nghèo càng thêm khốn đốn. Theo báo chí chính thức, con số các vụ đình công đang gia tăng cũng là do tác động của lạm phát.
         TL: Ra ngõ gặp người nghèo, rất nghèo và không còn gì để sống…Bạn chỉ cần đi ra đường là sẽ chiêm nghiệm được điều này. Và bạn cũng có thể thấy người giàu khủng hiện diện ở khắp nơi với những “dàn siêu xe” hay các ngôi biệt thự lộng lẫy. Cả hai đều rất dễ nhận biết ở đất nước mình.
        Còn tin tức như “Ca sỹ HH làm náo loạn cả phố khi lái xe siêu khủng 5 tỷ đồng”; “Người đẹp J.P đeo dây chuyền có tên bạn trai?”; “Nhiều sinh viên rao bán trinh trực tuyến”; “Ca sỹ HTL với xinh nhật hoành tráng”; “NTV đọ nét gợi cảm với HTL” nhiều như lá mùa thu…Chả kể nổi mà cũng chả kể làm gì…Ai thích thỏa trí tò mò thì bỏ ra 15 ngày phép mà gạch đầu dòng. Mình chịu.
        6. Pháp luật:
      -Văn phòng luật “Vì dân” của LS. Trần Đình Triển bị “kẻ lạ” tấn công lần thứ hai. Một nhóm người tự xưng là thương binh đã đến văn phòng của LS Triển đập phá, đe dọa, tấn công ông, đòi ông phải bỏ qua vụ án chống tham nhũng đối với bà Đặng Thị Bích Hòa, bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện. Sự việc này liên quan đến việc ông đang làm luật sư tư vấn miễn phí cho 80 cán bộ nhân viên của cơ quan bà Hòa đứng ra tố cáo bà độc đoán chuyên quyền, sử dụng những hóa đơn giả, những khoản chi giả rút vài tỷ đồng để tiêu, bà ta còn lập những đại lý ảo để làm dịch vụ lấy tiền bỏ túi. Bà ta lợi dụng chức vụ để tổ chức những đoàn đi nước ngoài, chi tiêu vô tội vạ tiền của nhà nước. Bà ta cho nhập những phương tiện, công cụ, kỹ thuật kém kỹ thuật của Trung Quốc để lấy tiền chênh lệch ăn chia. Lần đầu “kẻ lạ” đến tấn công LS Triển, có một “kẻ lạ” chắc day dứt sao đó nên kéo LS Triển ra một chỗ để nói: Triển ơi, anh biết chú thẳng thắn và rất trung thực, vì nước vì dân. Anh thấy chú cũng đã giúp rất nhiều gia đình liệt sỹ và thương binh miễn phí. Bọn anh nghèo, họ thuê một người 2 triệu thì bọn anh đến đây thôi chứ bọn anh không làm gì chú”. Còn lần này thì có một kẻ rất to cao, không biết có là thương binh hay không, nói thẳng với LS Triển: “Mày bảo vệ ông Cù Huy Hà Vũ, mày là thằng phản động, cho nên bọn tao đến đây có thể giết chết mày mà không ai thương!”. LS Triển nói: “Đây là việc nguy hiểm, nhất là với những luật sư đang góp phần bảo vệ công lý như chúng tôi hiện nay, sinh mạng của chúng tôi đang bị treo đầu sợi dây”.
        TL: Quá nguy hiểm khi ngay giữa thủ đô, một đám người dám xông đến văn phòng luật sư để ngang nhiên hành động côn đồ. Dư luận đang trông chờ cơ quan điều tra hành động? Mà mình thấy lạ lùng, vụ việc to vật, nguy hiểm như dịch bệnh tấn công, vậy mà chưa thấy báo nào lên tiếng? Ai nói giùm mình với?  
      -Còn những vụ án “thường ngày ở huyện” thì mời bạn bè tự vào mạng mà xem nếu muốn? Còn mình thì không đủ can đảm…
     Haizzz…Bạn thử nói xem chúng ta đang ở chỉ số ISO nào? Chỉ biết là mình thấy ngạt thở như thiếu dưỡng khí…

* Gái đẹp



Hồ bất an


                          (Bài đã đăng trên trang Lucbat.com ngày 18/7/2011)
Minh họa của Lucbat.com
 Trị An mà “trị” chẳng “an”
Lòng hồ lấn chiếm lấy làm của riêng
Sang tay bán chác lấy tiền
“Nhất bản vạn lợi”… chợ phiên có nghề!
Toàn là quan chức mới ghê
Quan lớn, quan bé… một bề quan tham!
Thôi đổi thành “Hồ Bất An”
Để danh với thực không làm khổ nhau!?
Nói ra lòng lại thêm đau
Nhân dân bức xúc từ lâu lắm rồi!
Trả lời chỉ để trả lời
… Rồng leo... mèo mửa thì thôi đừng thề!...

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Xăng dầu không giảm anh em ta vẫn đi được.

Nhật Thành-Anh Thư
* Sớm kiểm toán giá xăng dầu
TT - Trước ý kiến của Bộ Tài chính khẳng định hiện chưa giảm giá bán lẻ xăng dầu khi giá dầu thế giới tiếp tục giảm, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc yêu cầu mạnh mẽ kiểm toán giá xăng dầu.
Mục đích là để hiểu rõ hơn về lỗ, lãi của doanh nghiệp cũng như hoạt động điều hành các cơ quan nhà nước...
Nhiều chuyên gia đề nghị cần làm rõ việc lỗ, lãi của hoạt động kinh doanh xăng dầu hiện nay thông qua việc kiểm toán giá xăng  - Ảnh: M.ĐỨC
Theo một quan chức Hội Tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng, không ít người tiêu dùng cả tuần qua liên tục hỏi nhau: không biết quyền lợi của mình có được tính đến đầy đủ? Bởi khi giá xăng dầu thế giới vừa tăng, Petrolimex và các doanh nghiệp đầu mối đã đòi tăng giá, nay giá thế giới giảm đã lâu nhưng trong nước vẫn giữ ở mức cao.
Ông Phạm Quang Tú - giám đốc Văn phòng hỗ trợ tư vấn phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN - cho rằng nếu ai quan tâm theo dõi giá xăng dầu gần đây thì đều thấy việc điều hành lên xuống, lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu vẫn không rõ ràng. Vì thế, quyết định giữ nguyên giá xăng dầu cũng... rất khó nói là thuyết phục.
Cần thông tin đầy đủ cách tính giá
Trả lời báo chí ngày 12- 8, ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục trưởng Cục Quản lý giá, khẳng định Bộ Tài chính chưa điều hành tăng hay giảm giá xăng dầu mà trước mắt vẫn phải theo dõi diễn biến tiếp theo. Ông Thỏa cho rằng với giá bình quân 30 ngày, doanh nghiệp chưa đủ để lãi và giảm giá.
* Theo thông báo của Bộ Tài chính, trong cuộc làm việc với Cục Quản lý giá ngày 11-8, tân Bộ trưởng Vương Đình Huệ yêu cầu Cục Quản lý giá phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng các kịch bản giá xăng dầu (có tăng có giảm) trên cơ sở các thông tin, yếu tố cấu thành giá... được thẩm định rõ ràng. Cần thông tin đầy đủ, đặc biệt là cách tính giá, yếu tố cấu thành giá để người dân tin và chia sẻ. Đối với các mặt hàng Nhà nước đang quản lý giá phải được kiểm soát chặt chẽ, các yếu tố hình thành giá phải được tính toán đầy đủ, công khai, minh bạch và thông tin rộng rãi.
Năm 2010, sau khi dư luận băn khoăn về giá xăng dầu tăng nhanh, giảm chậm, Petrolimex đã công bố giá cơ sở trên trang web, trong đó nêu đầy đủ các yếu tố cấu thành giá xăng dầu trong nước, gồm giá thế giới, các khoản thuế, phí, lợi nhuận, chi phí và có tổng kết với giá bán hiện tại Petrolimex lỗ, lãi bao nhiêu. Tuy nhiên, chỉ được vài tháng công khai, đến nay Petrolimex đã đóng hẳn mục này.
Trên trang web của Petrolimex chỉ còn công bố giá bán xăng dầu ở từng vùng và giá xăng dầu thế giới. Người tiêu dùng muốn tra cứu nhanh để giám sát - theo tuyên bố của lãnh đạo Petrolimex khi công bố cách tính giá cơ sở trên trang web - đã không còn dễ dàng như trước và phải tự tìm nguồn khác để tiếp cận, tính toán.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú đã chính thức bác bỏ ý kiến cho rằng nên kiểm toán xăng dầu để phục vụ việc điều hành tăng giảm giá với lý do không ai đi kiểm toán một mặt hàng. Trả lời trước ý kiến trên, ông Đặng Văn Thanh, chủ tịch Hiệp hội Kế toán kiểm toán VN, khẳng định hoàn toàn có thể kiểm toán xăng dầu, và việc này có thể thực hiện được bởi các công ty kiểm toán độc lập tại VN hiện nay.
“Đây là kiểm toán hoạt động. Loại hình kiểm toán này sẽ soát xét độ trung thực, tính đúng đắn trong chi phí, giá bán của các doanh nghiệp xăng dầu” - ông Thanh nói.
Nguyên là phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế ngân sách Quốc hội, ông Đặng Văn Thanh đề nghị nên tiến hành kiểm toán xăng dầu vì đây là mặt hàng nhạy cảm, liên quan đến đời sống dân cư, sản xuất kinh doanh của toàn xã hội, tác động lớn đến lạm phát. Kiểm toán chỉ có lợi, giúp công khai, minh bạch giá xăng dầu hơn nữa, tránh những cách hiểu khác nhau, không đồng thuận.
“Minh bạch cũng giúp giảm những tác động tâm lý tăng giá không đáng có mỗi khi điều chỉnh giá xăng dầu” - ông Thanh nói. Vì vậy, rõ ràng khi giá dầu thế giới giảm mạnh cả tuần nhưng giá trong nước giữ nguyên, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn kêu lỗ, càng đặt ra yêu cầu cần kiểm toán, công khai thông tin hơn nữa về giá xăng dầu.

*Tin tức

180 ĐH, CĐ công bố điểm chuẩn
Cập nhật lúc :9:20 AM, 12/08/2011
Tại thời điểm này đã có 180 trường ĐH, CĐ công bố điểm chuẩn và điểm trúng tuyển của các ngành. Trong khi các trường top trên có điểm chuẩn cao, thì điểm chuẩn của các trường top giữa chỉ tương đương điểm sàn.
Tính đến sáng nay (12/8), Học viện Cảnh sát Nhân dân lấy điểm chuẩn khối A 23 điểm và khối C 21,5 điểm, khối D dao động 20,5-25. Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông lấy điểm chuẩn đối với diện đóng học phí như các trường công lập 20,5-21 điểm. Tuy nhiên, điểm trúng tuyển lại thấp hơn đối với diện tự túc học phí đào tạo, chỉ dao động 16-17 (khối A) và 17-18 (cơ sở phía Bắc) và 14-15 (cơ sở phía Nam, khối D). ĐH Công nghệ Đồng Nai xét tuyển đối với những thí sinh dự thi đại học, cao đẳng 2011 theo đề thi chung của Bộ. Điểm xét tuyển cho khối đại học là 13 khối A, D1; 14 điểm khối B, C. Với hệ cao đẳng là 10 điểm khối A, D1, 11 điểm khối B, C.
Ngày 11/8, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng công bố điểm chuẩn của các trường ĐH thành viên. Cụ thể, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, những ngành có điểm trúng tuyển NV1 cao là: Công nghệ sinh học (A-18 điểm, B-22,5 điểm); Sinh học (B-21 điểm, A-17 điểm); Khoa học môi trường (B-20,5 điểm, A-18 điểm); Hóa dược (A- 19 điểm); Công nghệ môi trường (A-18 điểm); Hóa học (A-18 điểm); Công nghệ hóa học (A-18 điểm); Toán-Tin ứng dụng (A-17,5 điểm).
Ngang điểm sàn
Những ngành khối A có điểm trúng tuyển 17 là: Toán học, Vật lí, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân. Các ngành khối A còn lại là 16 điểm: Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học, Địa lý, Địa chính, Địa chất, Địa kỹ thuậ-Địa môi trường, Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trường tuyển thêm 425 chỉ tiêu NV2 vào 11 ngành khối A, trong đó có những ngành có nhiều chỉ tiêu như: Toán học 80CT, Khí tượng-Thủy văn-Hải dương học 75CT, Toán-Tin ứng dụng 70CT.


Thí sinh xem điểm chuẩn tại ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM. 

Trong khi đó, Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội có điểm chuẩn cho ngành sư phạm Sinh học (B-20 điểm, A-17 điểm), SP Hóa học (A-18 điểm), sư phạm Toán học (A-18 điểm). Các ngành có điểm trúng tuyển NV1 là 17 là: sư phạm Vật lí, sư phạm Ngữ văn, sư phạm Lịch sử.

Điểm trúng tuyển NV1 vào 2 ngành của Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội gồm: Luật học (A-17 điểm, C-22,5 điểm, D1,3 là 18,5 điểm); Luật kinh doanh (A-19 điểm, D1,3 là 18,5 điểm).

Điểm xét tuyển vào các ngành đào tạo của Khoa Quốc tế-ĐH Quốc gia Hà Nội ngành Nha khoa đào tạo bằng tiếng pháp (A-B-D 21 điểm), Kinh tế - Quản lý (A-16, B-20, D-17 điểm). Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo bằng tiếng Anh (A-16, D-17). Các ngành khác, có điêm xét tuyển ngang điểm sàn của Bộ GD - ĐT.

Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có điểm trúng tuyển NV1 hệ ĐH khối A ngang bằng và cao hơn điểm sàn chút ít. Ngành Công nghệ Kỹ thuật môi trường (A-15, B-16), Kỹ thuật trắc địa bản đồ  (A-13,5, B-14,5); Quản lý đất đai, Quản lí đất đai (A-13,5, B-14,5). Các ngành còn lại điểm trúng tuyển ngang điểm sàn. 8 ngành hệ CĐ khối A, B, D1,2,3,4,5,6 có điểm chuẩn ngang bằng điểm sàn của Bộ. Điểm trúng tuyển ĐH hệ chính quy vào Trường ĐH Giao thông vận tải (Mã GHA) phía Bắc, khu vực 3 đối với HS phổ thông là 16,5 điểm, ưu tiên 2 là 15,5 điểm, ưu tiên 1 là 14,5 điểm; khu vực 2 đối với HS phổ thông là 16 điểm, ưu tiên 2 là 15 điểm; ưu tiên 1 là 14 điểm. Trường ĐH Giao thông vận tải (Mã GSA) phía Nam điểm trúng tuyển vào trường thấp hơn chút nữa. Cụ thể, khu vực 3, đối với học sinh phổ thông điểm trúng tuyển là 13, ưu tiên 2 là 12 điểm, ưu tiên 1 là 11 điểm; khu vực 2 đối với học sinh phổ thông là 12,5 điểm, ưu tiên 2 là 11,5 điểm, ưu tiên 1 là 10,5 điểm.
Ưu tiên tuyển NV2
Ngày 11/8, ĐH Đà Lạt cũng đã công bố điểm trúng tuyển NV1 và chỉ tiêu NV2 cho cả hai hệ ĐH và CĐ. Theo đó, năm nay trường dành 1.000 chỉ tiêu cho NV2 ở cả hệ đại học và cao đẳng với điểm trúng tuyển vào các ngành tương đương với điểm sàn của Bộ GD - ĐT. Cụ thể, ở hệ ĐH, ngành lấy điểm cao nhất là 16 điểm bao gồm: Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm Lịch sử,… Ngoài ra, trường cũng tuyển nguyện vọng 2 ở hầu hết các ngành và mức điểm xét tuyển đều bằng điểm sàn theo từng khối thi. Ở hệ CĐ, trường lấy mức điểm sàn từ 10 đến 11 điểm.

Tại ĐH Văn Lang, điểm trúng tuyển cao nhất thuộc về ngành Thiết kế Nội thất với 23 điểm (khối H, môn Trang trí đã nhân hệ số 2); bên cạnh đó các ngành thuộc lĩnh vực thiết kế khác cũng đều có điểm chuẩn dao động từ 20 đến 22 điểm (có nhân hệ số); riêng với những khối ngành kinh tế, công nghệ còn lại đều có điểm chuẩn dao động từ 13 đến 17 điểm. Tại CĐ Công Thương TP HCM, điểm chuẩn cao nhất ở hệ ĐH thuộc về các ngành Kế toán, Quản trị Kinh doanh và Tài chính Ngân hàng với 18 điểm; các khối ngành còn lại có điểm chuẩn dao động từ 10 đến 10 điểm ở tất cả các khối ngành. Ngoài ra, trường cũng dành đến 640 chỉ tiêu NV2 ở tất cả các khối ngành với mức điểm chuẩn bằng điểm chuẩn NV1.  Trước đó, trường ĐH Văn Hiến TP.HCM cũng đã công bố mức điểm chuẩn. Năm nay, điểm chuẩn các khối ngành của trường ở hệ ĐH dao động từ 13 đến 14 điểm; hệ CĐ dao động từ 10 đến 11 điểm cho tất cả các khối ngành. Ngoài ra, trường cũng ưu tiên xét tuyển 1.300  chỉ tiêu NV2 ở cả hai hệ ĐH và CĐ. Cũng trong chiều 11.8, ĐH Công nghệ Đồng Nai cũng công bố điểm chuẩn xét tuyển vào trường. Cụ thể, ở hệ Đại học: A,D1: 13 điểm - B,C: 14 điểm (đã cộng cả điểm ưu tiên) và ở hệ Cao đẳng: A,D1: 10 điểm - B,C: 11 điểm (đã cộng cả điểm ưu tiên) cho tất cả các khối ngành.

Lương giáo viên vàng...mắt

Vàng tăng không tưởng

- Chuyên mụcKinh Doanh|Thị trường|
"Cơn lốc" giá vàng tiếp tục phá vỡ mọi dự đoán khi vọt lên mức 44,2 triệu đồng/lượng ngay ngày đầu tuần, tăng 2,5 triệu đồng so với giá chốt phiên cuối tuần trước.
Hôm qua (7/8) đã ghi nhận một ngày "loạn" giá vàng khi thị trường thế giới đóng cửa nhưng các hiệu vàng nhỏ trong nước đã nâng giá vàng lên quanh mức 4,2 triệu đồng/lượng.
 

Giá vàng tăng đến mức không tưởng trong sáng đầu tuần
 
Tuy nhiên, mức giá này nhanh chóng bị phá sâu vào sáng nay, khi các nhà vàng ồ ạt nâng giá vàng. Đến 90h30 sáng, giá vàng đã vượt mốc 44 triệu đồng/lượng, một mức giá khiến mọi chuyên gia đến người thường ngã ngửa.
Nhiều nhà vàng đã liên tục thay đổi niêm yết giá, chủ yếu ở chiều bán, khiến biên độ chênh lệch giá mua - bán tăng lên trên 300.000 đồng/lượng. Sau khi đóng cửa nghỉ cuối tuần, thị trường vàng quốc tế cũng mở phiên với mức giá tăng vọt thêm 30USD lên mức 1.690 USD/ounce. Tuy nhiên, nếu tính theo giá quy đổi USD/VND thì giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới xấp xỉ 50.000 đồng/chỉ.

Gia đình

Minh Hà- Nhật Thành-Anh Thư

Vu Lan - Mùa báo hiếu

Cứ đến dịp rằm tháng 7 hàng năm, đông đảo người dân lại cùng gia đình lên chùa dự Lễ báo hiếu Vu Lan. Tại chùa Hoè Nhai (Hà Nội), từ sáng sớm, gần 2000 người đã về dự lễ, thể hiện lòng tri ân các đấng sinh thành.

Vu Lan - Mùa báo hiếu

Thượng tọa Thích Thọ Lạc, Ủy viên hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: Thực hành hiếu thảo là con đường của mọi Phật tử. Tất nhiên việc hiếu nghĩa phải thể hiện trong mỗi phút giây, trong mọi hành động cử chỉ, trong cuộc sống thường nhật. Đây là dịp nhắc nhở tâm tưởng của mỗi người đong đầy thêm tình cảm hiếu đễ, lòng biết ơn hướng về thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan.
Đại đức Thích Đức Lợi, Phó thư ký ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo VN thì cho rằng: Chữ hiếu không nằm ở mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ của những người con, ở tấm lòng thành kính, ở cách sống, cư xử với mọi người, kể cả cách truyền tư tưởng hiếu đạo với thế hệ sau.
Hiện nay, sự thay đổi của đời sống kinh tế, đặc biệt là ở các thành phố, đã phần nào tác động lên các giá trị văn hóa truyền thống. Từ đó, quan niệm sống, trong đó có quan niệm báo hiếu qua việc đốt vàng mã có nhiều biến đổi dẫn đến sự tốn kém, đấy là chưa kể đến nguy cơ về cháy nổ. Nhiều người sắm sửa cả nhà lầu, xe hơi, những tiện nghi thời hiện đại… để "gửi" cho người đã khuất. Thực chất, Phật giáo không chủ trương đốt vàng mã.
Việc lưu giữ nét nhân văn trong văn hoá ngày rằm tháng Bảy là vô cùng quan trọng, nhưng cần hiểu đúng bản chất để tránh lãng phí không cần thiết, giữ gìn sự thiêng liêng của tâm linh và đức tin trong mỗi người. Thay bằng việc đốt vàng mã một cách phô trương, mọi người hoàn toàn có thể làm rất nhiều việc có ý nghĩa thiết thực hơn trong cuộc sống.      
Với lễ Vu Lan, đạo hiếu được nâng lên thành nghi lễ đã là một điều đặc biệt và đặc biệt thêm nữa còn là nghi thức Bông hồng cài áo - một nghi thức có tính truyền thống trong lễ Vu Lan khiến cho bất kỳ ai có cơ hội tham dự đều cảm nhận với sự xúc động thật sự xuất phát từ tâm cảm. Những người còn mẹ sẽ được cài một bông hồng đỏ trên áo để cảm nhận niềm sung sướng và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng mẹ. Những người không còn mẹ thì sẽ cài lên trên ngực một bông hoa trắng để tưởng nhớ đấng sinh thành...